Hợp chuẩn và Hợp Quy là gì? Cách phân biệt

Hệ thống
cửa hàng
Hỗ trợ 24/7:

0938 548 068

CÔNG TY TNHH UY MINH
Hợp chuẩn và Hợp Quy là gì? Cách phân biệt
Ngày đăng: 02/10/2024 02:30 PM

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (TC & QCKT) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Theo đó, Luật định hướng nhiều hoạt động mới trong lĩnh vực TC & QCKT theo thông lệ quốc tế. Trong đó có quy định về chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy.

Tuy nhiên, còn nhiều tổ chức, cá nhân chưa phân biệt được sản phẩm, hàng hóa của mình sản xuất thuộc nhóm nào để đánh giá và công bố hợp quy hay hợp chuẩn.

Chứng nhận là một thủ tục mà bên thứ ba áp dụng để đảm bảo rằng một đối tượng nào đó phù hợp với các yêu cầu quy định. Bên thứ ba là một tổ chức độc lập với người cung cấp và khách hàng được gọi là “Tổ chức chứng nhận”. Theo Luật TC & QCKT Việt Nam xác định có hai hình thức chứng nhận là:

– Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực Tiêu chuẩn phù hợp với Tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.

– Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực Quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc.

PHÂN BIỆT CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN VÀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY:

Giống nhau:

– Đều là cách thức để đánh giá về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường hay sản phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất.

– Giống nhau về phương thức đánh giá gồm các phương thức 1, 5 hoặc 7;

– Có hồ sơ về công bố giống nhau (được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012).

– Trình tự chứng nhận giống nhau gồm các bước:

Khác nhau:

Nội dung CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN CHỨNG NHẬN HỢP QUY
1/ Khái niệm
  • Là chứng nhận sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài (EN, ASTM,…)
  • Là chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn quốc gia.
2/ Phạm vi áp dụng
  • Mang tính chất tự nguyện (trừ một số trường hợp sản phẩm hàng hóa có quy định riêng) theo yêu cầu của nhà sản xuất. Được áp dụng cho sản phẩm nhóm 1 (sản phẩm không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng)
  • Mang tính chất bắt buộc theo quy định của các Bộ chủ quản quản lý. Chỉ áp dụng cho các hàng hóa, sản phẩm nhóm 2 (là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường)
3/ Năng lực của phòng thử nghiệm và đơn vị chứng nhận
  • Không có yêu cầu bắt buộc
  • Bắt buộc phải được chỉ định đủ năng lực chứng nhận sản phẩm phù hợp Quy chuẩn và phòng thử nghiệm cũng phải được chỉ định.
4/ Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố
  • Các tổ chức cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp tỉnh. Nếu đạt chỉ tiêu về hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn. Dấu hợp chuẩn không cần bắt buộc.
  • Các cá nhân, tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại cơ quan chuyên ngành (các Sở chuyên ngành) nếu đầy đủ hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Dấu hợp quy (CR) bắt buộc sử dụng trên sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
  • Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
5/ Hiệu lực thi hành
  • Tùy từng cơ quan, tổ chức chọn áp dụng tiêu chuẩn hay không thì hiệu lực thi hành sẽ do tổ chức, cơ quan đó tự quyết định.
  • Hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất, những sản phẩm có chứng nhận sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với những sản phẩm tương tự khi chưa có chứng nhận. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở giúp nhà sản xuất ổn định chất lượng, kiểm soát cải tiến năng xuất nhằm sự lãng phí và tỷ lệ phế phẩm.
  • Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành nhanh nhất là sau 6 tháng kể từ ngày ban hành. Hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật có thể sớm hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật trừ trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline